TIN TỨC

Nội thất trẻ em – Lựa chọn và thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em như thế nào?

Phòng riêng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Sở hữu một căn phòng riêng giúp trẻ có không gian tự do để thể hiện bản thân mình như cá tính, sở thích riêng… Vì vậy, bố mẹ cố gắng dành cho con một không gian riêng trong ngôi nhà của mình. Khi lựa chọn đồ để trang trí và thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em bố mẹ cần quan tâm tới tâm lý độ tuổi, giới tính, sở thích… để có thể bài trí không gian riêng cho con một cách phù hợp nhất. Sau đây là những điều cần quan tâm khi thiết kế nội thất trẻ em.

Những yếu tố cần thiết khi chọn đồ nội thất trẻ em

Bàn ghế trẻ em - bàn ghế trẻ em từ 3 - 6 tuổiKhi giúp trẻ lựa chọn đồ nội thất, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của con để biết mong muốn, sở thích của con. Song không nên chọn những đồ, màu sắc quá đặc trưng cho từng lứa tuổi bởi vì bé đang phát triển rất nhanh và kiểu dáng, màu sắc đó có thể không còn phù hợp khi con lớn hơn. Trong phòng của con, bố mẹ cần trang bị đủ những vật dụng cần thiết như giường, bàn ghế, giá sách, tủ quần áo, kệ đựng đồ… Nếu không gian phòng trẻ rộng rãi, bạn có thể thêm cho con một bàn trà gỗ nhỏ để tiện cho con trong quá trình con vui chơi, học tập như con ngồi tập tô, vẽ… Bạn cũng có thể trang bị thêm cho con vài chiếc ghế nhỏ dành cho bạn bè của  bé khi đến chơi.

Về chất liệu

Hiện nay, lựa chọn đồ nội thất cho con bằng gỗ đang rất được ưa chuộng. Mặc dù giá thành cao hơn đồ nhựa song đồ gỗ đem lại giá trị sử dụng lâu dài. Bạn chỉ cần mua một lần con có thể sử dụng cho tới khi trưởng thành.

 

Về hình thức

Nội thất trẻ em - Phòng ngủ bé gái màu hồng
Với căn phòng này bé có thể sử dụng nhiều năm mà không phải thay đổi gì nhiều

Việc trang trí không gian cho trẻ thường chỉ mang tính tạm thời và mau chóng thay đổi theo thời gian khi tâm sinh lý của trẻ thay đổi. Vì thế, bố mẹ nên tránh “đóng khung” không gian cho trẻ bằng những hình thức trang trí kiên cố, nặng nề, phức tạp sẽ gây khó khăn và tốn kém về sau khi bé lớn. Bố mẹ nên giúp con lựa chọn các sản phẩm nội thất cho bé có hình dáng đơn giản, không quá cầu kỳ, diêm dúa.

Về kích thước

Bố mẹ nên chọn kích thước trung bình để khi bé bước chân vào cấp một thì khi sang cấp 2 hoặc thậm chí cấp 3 vẫn có thể sử dụng được. Kích thước của giường thường là 1m2x2m, của tủ quần áo là: 1m2x1m9, của bàn học là 1mx75cm.

Về màu sắc

Tất nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của con để có thể lựa chọn màu sắc các sản phẩm nội thất cho phù hợp. Tuy vậy, bạn cần lưu ý rằng không nên sử dụng các gam màu tối vì nó khiến không gian phòng trẻ u ám, nặng nề. Gam màu lựa chọn cho phòng của bé nên là gam màu sáng, gam màu nóng ấm… thể hiện sự vui nhộn, hiếu động. Điều này sẽ tác động tích cực đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ cũng như tạo cảm giác thích thú, hưng phấn khi bé bước vào căn phòng của mình. Khi muốn kết hợp màu sắc, bạn nên chọn những gam màu tương đồng với nhau như xanh lá cây và xanh da trời, hồng và vàng hoặc trắng và màu be…

Những điều quan trọng khi thiết kế nội thất trẻ em

 Lựa chọn vị trí đặt phòng riêng của bé

Một góc dành cho cho bé -Giường tầng
Ưu tiên không gian cho bé ở nơi yên tĩnh, thoáng mát

Một không gian yên tĩnh là tiêu chuẩn hàng đầu khi thiết kế phòng ngủ trẻ em. Theo đó không nên đặt phòng ngủ của bé ở nơi ồn ào như gần phòng khách, gara… vì như vậy bé sẽ rất khó đi vào giấc ngủ hoặc dễ bị tỉnh giấc vì những tiếng động mạnh. Cửa phòng ngủ của trẻ không nên thiết kế đối diện với phòng vệ sinh. Phòng ngủ của trẻ phải là nơi thoáng đãng, mát mẻ, có độ sáng vừa phải. Không nên lựa chọn vị trí phòng cho con ở nơi quá tối hoặc quá sáng vì như thế ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của bé. Hãy biến căn phòng thành một không gian sống đa chức năng bởi các con sử dụng phòng riêng cho nhiều hoạt động, không đơn thuần chỉ là để ngủ. Vì thế, trong một không gian phải được chia làm nhiều khu khác nhau như khu vui chơi, khu học tập, ngủ…

Lựa chọn “chủ đề” thiết kế nội thất trẻ em

Bạn có thể thiết kế phòng ngủ của trẻ em theo những chủ đề mà bé yêu thích ví dụ như căn phòng với những ngôi sao và bầu trời, những thiên thần, bóng đá hay một môn thể thao nào khác, một phòng ngủ cho công chúa, quang cảnh dưới biển, tàu vũ trụ ngoài không gian, ôtô, máy bay, tàu hỏa… hay chủ đề với những con vật như gấu, mèo… Tuy thế, bạn không nên trang trí phòng cho con theo chủ đề mang tính bạo lực, những hình thù kỳ quái. Phòng ngủ của trẻ cũng không nên trang trí rườm rà, phức tạp. Vì nó sẽ thu hẹp không gian vui chơi trong phòng.

Vị trí đặt giường ngủ

Thiết kế phòng ngủ của bé theo chủ đề thiên nhiên hoa lá
Phòng ngủ theo chủ đề thiên nhiên hoa lá

Lựa chọn vị trí đặt giường ngủ cũng không kém phần quan trọng. Giường ngủ của bé không nên kê trực diện với cửa sổ vì đó là nơi tận thu ánh sáng khiến giấc ngủ của bé bị gián đoạn. Đặc biệt, khi cho bé ngủ không nên đặt bé trong tư thế “đối đầu” với bức tường của phòng tắm, nhà vệ sinh.

Bố trí góc học tập

Khi mua bàn học cho con bố mẹ cần chú ý tới độ cao. Bố mẹ cần để ý độ cao phù hợp giữa bàn và ghế với chiều cao của con, tránh trường hợp ghế quá thấp trong khi bàn quá cao hoặc ghế quá cao, mặt bàn lại thấp. Nếu có thể nên bố trí bàn học cạnh cửa sổ để lấy ánh sang tự nhiên. Trong trường hợp phòng chật, bố mẹ cần chú để tận dụng các góc nhà.

Màu sắc và trang trí tường nhà trong thiết kế nội thất trẻ em

Tường nhà bạn nên sơn màu hồng nhạt hoặc màu trắng sữa. Hoặc có thể sử dụng giấy dán tường với các màu sắc, hình ảnh bé thích hoặc theo chủ đề của căn phòng. Bé rất hiếu động, cấm trẻ không được vẽ bậy lên tường nhà là điều rất khó. Vì thế, bạn cần bố trí một khoảng để treo bảng hoặc có thể sử dụng một khoảng tường để bé có thể tự do phóng túng nét bút của mình. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng các loại sơn tường nhà có thể lau chùi được.

Cửa sổ và rèm cửa

Cửa sổ là nơi tận dụng ánh sáng mặt trời, giúp điều hòa không khí trong phòng bé một cách hài hòa, thông thoáng. Trang tri noi that tre em - Phong ngu be traiTuy nhiên, khi thiết kế cửa sổ trong phòng trẻ, bố mẹ không nên xây cửa sổ quá rộng và họa tiết trang trí quá cầu kỳ, thiết kế phức tạp. Để đảm bảo an toàn cho bé, xung quanh cửa sổ không kê bàn hay ghế để trẻ có thể leo lên dễ dàng. Cửa sổ cần được xây ở một độ cao nhất định và những thanh chắn phải đủ hẹp để trẻ không thể chui qua được.

Rèm cửa cần thiết kế đơn giản, tránh dùng những loại rèm cửa quá dài trong phòng trẻ. Các loại mành sáo (ngang và dọc), và các loại rèm vải ngắn là những sự lựa chọn hợp lý nhất. Vải có nhiều hoa văn sặc sỡ, trùng với những đồ vật khác trong phòng như gối, chăn đệm, chụp đèn… là lý tưởng nhất

Hệ thống ánh sáng

Trong phòng trẻ vẫn phải sử dụng hai hệ thống đèn chiếu sáng. Chiếu sáng cục bộ (bàn học, đèn ngủ) và chiếu sáng tổng (cho cả phòng). Các mạch điện hay ổ cắm nên bố trí bên ngoài phòng trẻ hoặc ở ngay cửa ra vào, độ cao vừa phải để tránh xa tầm với của trẻ khi còn quá nhỏ và không quá khiến trẻ phả với khi đã lớn.

Kệ đựng đồ

Bố mẹ cố gắng tạo càng nhiều ngăn chứa đồ càng tốt. Trẻ con có rất nhiều hoạt động vui chơi nên chúng cần nhiều những giá, kệ để đựng đồ như kệ  để đồ chơi, giá để sách. Nếu có thể, bố mẹ nên trang bị thêm các giỏ nhựa hoặc giỏ mây tre đan. Nếu diện tích phòng nhỏ, bạn có thể sử dụng các kệ, giá treo trên tường.

Những điều cần lưu ý khi trang trí và thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em 

  • Tránh tạo nên những góc cạnh nhọn, hay sắc bén có thể gây va chạm và chấn thương cho trẻ. Những vật dụng trong không gian của trẻ cần phải được bo tròn hoặc mài giũa kỹ lưỡng các góc cạnh để phù hợp hơn với sự hiếu động của trẻ.
  • Không nên để chuông gió, ti vi… trong phòng trẻ vì sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của con
  • Tránh sử dụng các đồ dùng bằng thủy tinh như bàn kính, gương… trong phòng trẻ vì trẻ hiếu động dễ gây đổ vỡ.

Hy vọng những chia sẻ trên đây hữu ích với bạn khi tiến hành trang trí nội thất phòng ngủ trẻ em.

Nội Thất VietKids

Comments

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Leave a Comment


*