Các loại gỗ công nghiệp trong nội thất và sản xuất nội thất công nghiệp
Nội Thất Vietkids cung cấp thông tin về các loại gỗ công nghiệp trong nội thất và sản xuất nội thất để quý khách có thông tin đúng, đầy đủ về vật liệu.
Chắc hẳn trong quá trình thiết kế nôi thất và khi lựa chọn vật liệu thi công nội thất, quý khách đã từng nghe đơn vị tư vấn giới thiệu về rất nhiều các loại gỗ công nghiệp mà chưa hiểu ngọn ngành các loại vật liệu này như thế nào.
Dưới đây là các loại vật liệu phổ biến được sử dụng rất thông dụng khi thiết kế thi công nội thất nhà ở (thiết kế nội thất chung cư, thiết kế nội thất biệt thự…) hay thiết kế thi công các công trình dân dụng khác. Trong khuôn khổ bài viết này, Nội Thất Vietkids chia sẻ các thông tin để quý khách có kiến thức am tường hơn về vật liệu.
CÁC LOẠI CỐT GỖ PHỔ BIẾN
1 PB – Particle Board ván dăm.
2 MDF – Medium Density Fiber Board ván sợi mật độ trung bình.
3 HDF – High Density Fiber Board ván sợi mật độ cao.
4 Finger Wood – Ván ghép thanh
5 Plywood – Ván gỗ dán
6 LVL – Ván ép đồng hướng hay ván verneer nhiều lớp.
7 Solid Wood – Gỗ tự nhiên
8 PVC FOAM – Cốt nhựa
Nhựa tổng hợp, đặc biệt là nhựa ure formaldehyde là chất kết dính chính được sử dụng trong các tấm gỗ công nghiệp. Vì nó liên quan trực tiếp đến phần cốt nên mình đề cập luôn trước khi đi vào chi tiết các loại ván.
Các loại tiêu chuẩn phát thải Formaldehyde có trong gỗ công nghiệp để đảm an toàn về sức khỏe cho người sử dụng:
- Tiêu chuẩn Châu Âu: SE0, E0, E1, E2…
- Tiêu chuẩn Nhật Bản ( JIS): F, F, F*…
- Tiêu chuẩn Mỹ ( Carb): P1, P2….
Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu lần lượt về từng loại cốt gỗ nhé
1. GỖ VÁN DĂM
Ván dăm hay gỗ dăm (hay còn gọi là ván Okal) là một sản
phẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần là các dăm gỗ, chất kết dính và các thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…) được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
Đặc điểm : Ván thông thường, ván dăm có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu). Ván chống ẩm thường có màu xanh và ván chống cháy thường có màu đỏ.
Ván dăm thường tiếp tục được phủ các bề mặt trang trí để ứng dụng làm nội thất như bàn ghế, giường tủ….Làm vách ngăn, ván xây dựng…
Ngoài ra, ván dăm còn được sử dụng để làm khuôn đổ bê tông.

Tỷ trọng phổ biến : 650 – 750kg/m3
Tiêu chuẩn : SE0- E0 – E1 – E2
Kích thước phổ biến:
• 1220x2440x9.0
• 1220x2440x12
• 1220x2440x15
• 1220x2440x17
• 1220x2440x18
• 1220x2440x25
• 1830x2440x18
*ƯU ĐIỂM
- So với ván MDF hay ván dán có giá thành thấp hơn.
- Do có cấu tạo từ các dăm gỗ nên ván dăm có độ cứng và độ bền cơ lý khá cao.
- Ván dăm có khả năng bám vít tốt.
- Bề mặt ván dăm tương đối phẳng nên dễ dàng ép các bề mặt trang trí như Melamine hay Laminate lên trên.
*NHƯỢC ĐIỂM - So với các loại ván công nghiệp khác, khả năng chịu tải trọng của ván dăm kém hơn.
- Cạnh cắt của ván thường bị mẻ.
- Độ bền của các đồ nội thất làm bằng ván dăm nhìn chung thấp hơn các loại ván công nghiệp khác.
2. GỖ VÁN SỢI MDF
Ván MDF (Medium density fiberboard) hay còn gọi là Gỗ ván sợi mật độ trung bình – là ván gỗ công nghiệp có
thành phần chính là sợi gỗ (hay bột gỗ) được chế biến từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng, chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…) được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
Thông thường, ván ép MDF có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu).
Ván chống ẩm thường có
màu xanh (MR-moisture resistance, LMR-low moisture resistance, HMR-high moisture resistance và cao nhất là HFL, V313) là sản phẩm gỗ được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng taị các nước Thái Lan, Malaysia đây là những quốc gia hàng đầu về sản phẩm ván gỗ nhân tạo.
Ván chống cháy (Fire resistant MDF) thường có màu đỏ.Mặc dù MDF Chống cháy vẫn bị cháy, tuy nhiên MDF chống cháy khó bắt lửa hơn mdf thông thường và còn có các lý do khác:
+Tốc độ lây lan của đám cháy: MDF chống cháy chậm bắt lửa và khi cháy tỏa ra nhiệt lượng thấp, giúp cho đám cháy không lây lan nhanh.
+Nồng độ khói: Trong đám cháy, khói là nguyên nhân chủ yếu gây nguy hiểm chết người. Nồng độ khói càng đậm càng gây nguy cơ ngộ độc cao; MDF Chống cháy khi cháy tạo ra rất ít khói, vì thế giảm nguy cơ.
+Nồng độ chất độc: Khi cháy, MDF chống cháy tỏa ra ít chất độc hại hơn mdf thông thường, nhất là formandehyde.
Màu của gỗ là màu qui ước của nhà sản xuất (sử dụng phụ gia tạo màu) để phân biệt chứ không quyết định đến phẩm chất gỗ.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF
– Khó bị cong vênh, khó bị co ngót hay mối mọt hơn gỗ tự nhiên.
– Bề bặt phẳng nhẵn.
– Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin.
– Có số lượng nhiều và đồng đều.
– Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhiều.
– Thời gian gia công nhanh.
Nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF
– Khả năng chịu nước kém với loại MDF thông thường. MDF xanh thì chống ẩm tốt hơn.
– MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.
– Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên, có thể CNC.
– Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.
Kích thước ván thường phổ biến:
• 1220x2440x2.5
• 1220x2440x3.0
• 1220x2440x4.0
• 1220x2440x4.75
• 1220x2440x5.5
• 1220x2440x9.0
• 1220x2440x12
• 1220x2440x15
• 1220x2440x17
• 1220x2440x25
Kích thước ván chống ẩm và chống cháy phổ biến:
• 1220x2440x5.5
• 1220x2440x9.0
• 1220x2440x12
• 1220x2440x17
• 1220x2440x25
Tỷ trọng : 680 – 840kg/m3
Tiêu chuẩn : E0 – E1 – E2
3. GỖ VÁN SỢI HDF
Gỗ HDF (High density fiberboard) hay còn gọi là Gỗ ván sợi mật độ cao – là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần chính là sợi gỗ (hay bột gỗ) được chế biến từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng, chất kết dính và một số thành phần khác được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.

- Gỗ công nghiệp HDF tiêu chuẩn có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu). Đây là loại gỗ CN có độ cứng chịu lực tốt nhất so với PB, MDF. Cách âm cách nhiệt tốt, chịu ẩm cao do cốt gỗ tốt hơn. Giá thành cao.
- Ngoài ra còn có HDF màu xanh khả năng chống ẩm tốt hơn loại HDF thường vì có thêm keo chuyên dụng chống ẩm. Giá thành cao hơn HDF thường.
- Và HDF đen là loại biên độ giãn nở thấp, hạn chế phồng rộp, cong vênh, nứt do nước và nhiệt độ. Loại này chống mối mọt cực tốt. Màu đen phẩm chất cao nhất nên giá thành cao nhất.
Màu của gỗ là màu qui ước của nhà sản xuất (sử dụng phụ gia tạo màu) để phân biệt chứ không quyết định đến phẩm chất gỗ.
Mật độ cốt ván của HDF ≥800kg/m³, riêng loại lõi đen là siêu đặc ≥900kg/m³
Tỉ trọng trung bình của gỗ HDF nặng hơn gỗ MDF. Khả năng chịu va đập, chống thấm nước, chịu nhiệt và cách âm của ván HDF đều tốt hơn ván MDF.
Thông thường chúng ta chỉ phân biệt được MFC cốt gỗ ván dăm và MDF cốt gỗ mịn hơn. Còn nếu nhận biết được MDF và HDF dựa vào cốt gỗ qua mắt thường cực kỳ khó.
Nếu cầm trên tay PB, MDF, HDF cùng 1 kích thước thì Gỗ HDF sẽ nặng nhất. Sau đó đến MDF và cuối cùng là gỗ PB.
HDF thường áp dụng để làm cửa ở những khu vực nhiều tiếng ồn hoặc có rung lắc (các nhà phố gần mặt đường, các cửa hàng, trung tâm thương mại, karaoke khi làm cửa gỗ HDF sẽ giúp cách âm, chịu nhiệt tốt hơn).
Trong bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho quý khách thông tin về các loại gỗ công nghiệp tiếp theo. Hy vọng với thông tin trên đây, quý khách đã có nhiều kiến thức hơn cho mình để lựa chọn vật liệu khi thi công nội thất.